Thầy post lên blog cho các em lời giải bài đọc của đề tuyển sinh ĐH năm 2008 (trích trong một cuốn sách thầy viết, xuất bản năm 2009). Các em chịu khó đọc kỹ để học cách lập luận, suy luận loogic, cách tư duy để tìm được câu trả lời đúng cho loại bài đọc hiểu có câu hỏi MCQ (Multi-choice question) phổ biến trong các kỳ thi HSG, TSĐH, CĐ...
Câu 1:
Đáp án là C: Đây là câu hỏi đòi hỏi sự suy luận của người đọc. Ta có thể tìm câu trả lời ở trong câu đầu tiên của đoạn văn “Reading to oneself is a modern activity which was almost unknown to the scholars of the classical and medieval worlds, while during the fifteenth century the term “reading” undoubtedly meant reading aloud.” Lưu ý cụm từ read to oneself ở trong bài đọc gần như được dùng với nghĩa là read silently (đọc thầm). Câu này cho ta biết việc đọc thầm hầu như không được biết đến vào thời trung cổ và vì thế thói quen hay hành vi đọc to (reading aloud) trở nên phổ biến phổ biến đén nỗi mà thuật ngữ “đọc” hoàn toàn có nghĩa là “đọc to”. Như vậy ta có thể suy diễn ra rằng thói quen đọc to vào khi đó là thói quen hoặc hành vi phổ biến vì ít người tự đọc được cho mình (phương án C). Ta thấy phương án A và B hoàn toàn không đúng. Ta có thể nhầm chọn phương án D nhưng ta không thể chọn phương án này (silent reading had not been discovered) thói quen/hành vi đọc thầm chưa tồn tại thì làm sao người ta tìm ra/khám phá được, hơn thế nữa, thói quen hoặc hành vi thì hình thành chứ không phải là tìm ra hoặc khám phá ra (Lưu ý cách sử dụng của động từ to discover).
Câu 2:
Đáp án là B: Ta có nghĩa diễn giải của tính từ commonplace là done very often, or existing in many places, and therefore not unusual (được thực hiện thường xuyên, hay tồn tại, xảy ra ở nhiều nơi và vì vậy không xa lạ với mọi người). Vì vậy ta có thể kết luận nghĩa của từ này tương đương với cụm từ widely used (được sử dụng rộng rãi).
Câu 3:
Đáp án là B: Ta có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi này nhờ suy luận từ câu sau trong bài: “Examinations of factors related to the historical development of silent reading have revealed that it became the usual mode of reading for most adults mainly because the tasks themselves changed in character.” Qua đó ta hiểu được rằng việc xem xét những yếu tố có liên quan đến quá trình phát triển lịch sử của hành vi quen đọc thầm bộc lộ cho ta thấy hành vi này trở thành cách đọc phổ biến đối với những người trưởng thành chủ yếu là vì chính bản thân việc đọc có thay đổi về tính chất, điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển của hành vi/ thói quen đọc thầm trong thế kỷ trước cho ta thấy sự thay đổi về bản chất của việc đọc (ý phương án B). Lưu ý rằng việc đọc thầm mới chỉ tồn tại và phổ biến vào thế kỷ trước - thế kỷ 19 nên quá trình phát triển lịch sử của việc đọc chủ yếu là vào thế kỷ trước – và vì vậy cụm từ the development of silent reading during the last century cũng đồng nghĩa với the historical development of silent reading.
Câu 4:
Đáp án là D: Câu hỏi này yêu cầu ta xác định được lý do chính (mainly) của việc hành vi đọc thầm phát triển mạnh, đặc biệt là ở chốn công cộng. Câu hỏi này liên quan đến đoạn văn thứ 3 của bài đọc, ngay câu đầu tiên của đoạn văn “The last century ... the number of readers.” ta thấy rằng được rằng việc số lượng người biết chữ tăng lên một cách đều đặn (steady gradual increase in literacy) trong thế kỷ qua đã trực tiếp làm tăng số lượng người đọc, mà người đọc ở đây như được đề cập ở đoạn văn trước đến thời điểm đó chủ yếu sử dụng phương pháp đọc thầm, vì vậy ta suy diễn ra được rằng nguyên nhân trực tiếp khiến việc đọc thầm trở nên phổ biến là sự gia tăng số lượng người biết chữ, và đây cũng là câu trả lời trong đáp án D. Những câu tiếp theo của đoạn văn giải thích lý do tại sao việc đọc thầm lại đặc biệt phổ biến ở những nơi công cộng: đó là reading for the benefit of listeners grew less common (việc đọc cho người khác nghe ngày càng ít phổ biến) và reading aloud would cause distraction to other readers (đọc lớn sẽ làm các sao nhãng việc đọc người khác). Cũng qua đoạn văn này ta cũng thấy được những hệ quả của việc nhiều người biết chữ và sự phát triển của việc đọc thầm là số lượng người nghe giảm (phương án A), nhu cầu đọc lớn giảm (phương án B) và sự phát triển của việc đọc ở chốn công cộng trong đó có thư viện (phương án C).
Câu 5:
Đáp án là A: Đây là câu hỏi suy diễn đòi hỏi tổng hợp thông tin dựa trên cơ sở đoạn văn cho sẵn. Qua đoạn văn thứ 4 của bài ta suy diễn được rằng trước đó do công chúng có ít sách vở để đọc và ít người có khả năng tự đọc, do vậy, nhiều người cùng chia sẻ những giá trị, sở thích,... Một khi tỷ lệ người biết đọc tăng lên, nhu cầu hiểu biết, sở thích,... cũng thay đổi và trở nên đa dạng hơn. Câu “However, whatever its virtues, the old shared literacy culture had gone.” hàm ý mối quan tâm/sở thích của độc giả đã khác nhau, bớt tính chia sẻ (sharedness) và có tính cá nhân hơn, cùng với sự thay đối đó là sự ra đời của thông tin đại chúng và tư liệu chuyên ngành (the emergence of the mass media and specialised reading materials). Như vậy ta có thể kết luận được rằng sự xuất hiện của thông tin đại chúng là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm/sở thích của độc giả đã thay đổi – ý trả lời của phương án A. Ta loại bỏ phương án B vì bài đọc chẳng đề cập gì đến vấn đề trong đó. Ta không nhầm chọn phương án C vì đoạn văn không có thông tin hàm chỉ vai trò của kỹ thuật in ấn, cải tiến trong kỹ thuật in ấn chỉ là hệ lụy của sự thay đổi nhu cầu/sở thích đọc từ phía độc giả. Phương án D không phù hợp vì thái độ của các nhà lý luận giáo dục (educationalists), nếu có, theo như ta suy diễn dựa vào câu đầu của đoạn văn thì lại thiên về hoài nghi, tranh luận về vai trò và vị trí của sách vở và báo chí.
Câu 6:
Đáp án là A: Ta có nghĩa diễn giải của readership dùng trong bài là the number or type of people who read a particular newspaper, magazine, etc (số lượng độc giả của một tờ báo, tạp chí...). Nghĩa trong bài của từ specilised được diễn giải là designed or developed for a particular of knowledge (chuyên dụng, dành cho chuyên ngành). Như vậy cụm từ này được hiểu là một số lượng hữu hạn độc giả của một tờ báo, tạp chí chuyên ngành nào đó, đây cũng là nội dung trả lời của phương án A.
Câu 7:
Đáp án là B: Nghĩa nói chung của cụm từ oral reader là người làm nghề đọc (practise reading) các thông tin cho một nhóm thính giả (audiance). Vì vậy phương án B là phù hợp. Ta cần biết thêm rằng ở mỗi lĩnh vực riêng biệt thì nghĩa của cụm từ oral reader cũng khác nhau, chẳng hạn như trong nhà trường oral reader là một sinh viên đọc thông tin từ máy tính, từ điển,... cho cả nhóm các học sinh.
Câu 8:
Đáp án là D: Câu hỏi này đòi hỏi người đọc phải tổng hợp thông tin có trong cả đoạn văn thứ 4 và đoạn văn cuối. Qua câu sau ở đoạn văn thứ 4: “However, whatever its virtues, the old shared literacy culture had gone and was replaced by the printed mass media on the one hand and by books and periodicals for a specialised readership on the other.” ta rút ra được rằng các yếu tố phương tiện truyền thông qua in ấn (phương án A); sự đa dạng về tư liệu đọc (phương án B) – điều này không được đề cập trực tiếp nhưng có thể suy diễn được vì đên giai đoạn này xuất hiện nhiều loại tư liệu đọc được nhắc đến trong bài như: sách, tạp chí định kỳ, phương tiện truyền thông qua in ấn; và số lượng độc giả cho từng chuyên ngành riêng biệt (phương án C) đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn hoá đọc (được hiều là thói quen đọc to) được nhiều người chia sẻ trước đây. Chỉ có phương án C: các kỹ năng đọc không phù hợp là không thuộc vào các yếu tố kể trên, (thực ra các kỹ năng đọc này cũng thuộc văn hoá đọc được nhiều người chia sẻ trước đây, hơn nữa các kỹ năng này (ví dụ như oral reader) vẫn còn được khuyến khích duy trì ở các trường học).
Câu 9:
Đáp án là C: Qua đoạn văn đầu tiên ta thấy đáp án A đúng với nội dung của bài. Qua đoạn văn thứ 4 ta thấy có phương án D rõ ràng là đúng với nội dung của bài. Bằng cách tổng hợp thông tin cả bài, ta cũng thấy rằng đáp án B hoàn toàn đúng. Riêng chỉ có phương án C là không chính xác vì như đã đề cập ở các câu trước, thói quen đọc ngày càng giảm không phải hoàn toàn (wholly) do ảnh hưởng làm người khác sao nhãng của nó, ảnh hưởng này chỉ là một nhân tố nhỏ góp phần dẫn đến việc đó mà thôi.
Câu 10:
Đáp án là B: Ta thấy từ đầu đến cuối bài, tác giả đề cập đến sự phát triển của văn hoá đọc trong đó có thói quen đọc từ thời kỳ trung cổ cho đến những năm gần đây. Vì vậy câu trả lời ở phương án B (Tác giả của bài viết đang cố giảng giải cho người đọc thói quen đã được phát triển như thế nào) là phù hợp. Lưu ý ta không nhầm chọn phương án B vì trong bài tác giả không hề đề cập đến việc các phương pháp đọc đã tiến bộ như thế nào.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóahay quá thầy :D thế mấy bài đọc kia thì sao ạ? Tèo :D
Trả lờiXóa